Chụp ảnh Flatlay nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi bạn phải hiểu về cách thiết lập ánh sáng, phối màu cũng như sắp xếp bố cục cân đối. Vì thế để có thẻ chụp ảnh Flatlay chuẩn vậy, hãy tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây nhé.
- Chụp ảnh Flatlay ?
Chụp ảnh Flatlay hay còn gọi là chụp ảnh trên mặt nền phẳng. Đây là cách chụp cho phép bạn sắp đặt nhiều phụ kiên trang trí khác nhau theo một thể thống nhất để làm nổi bật đối tượng chụp chính.
Thông thường trước khi chuẩn bị bất cứ bố cục ảnh nào, các nhiếp ảnh gia luôn cân nhắc tới mục địch cuối cùng là kể một câu chuyện cho hình ảnh của họ. Chụp ảnh Faltlay cũng tương tự bởi không phải ngẫu nhiên mà họ sắp xếp các đối tượng chụp vào một bố cục cầu kỳ đến thế.
- 10 Lưu ý không thể thiếu khi chụp ảnh Flatlay chuyên nghiệp
- Tìm một mặt nền phẳng
Lựa chọn một mặt nền phẳng trống, không có hoa văn, kết cấu ít gây rối mắt sẽ phù hợp hơn trong nhiếp ảnh Flatlay. Vì lúc này bạn có thể sắp xếp bố cục theo ý muốn của mình, từ đó làm nổi bật lên chủ thể chính của bức ảnh. Nếu bề mặt bạn đang làm không có màu sắc trung tính hoặc kết cấu đơn giản, vậy hãy thử tận dụng kết cấu tự nhiên của mặt bàn cà phê, bàn làm việc, tấm gỗ, đệm, sàn nhà,… miễn là bề mặt phẳng và ổn định là được.
- Khai thác nguồn sáng tự nhiên hoặc sử dụng đèn
Việc chụp ảnh với nguồn sáng mạnh đổ từ trên cao xuống đem đến cách chụp ảnh Flatlay đúng chuẩn, đảm bảo vật thể không bị đổ bóng. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhiếp ảnh gia khi chụp ảnh Flatlay lại ưu thích việc tự thiết lập nguồn sáng để có thể tạo độ sâu cho đối tượng chụp, đặc biệt là trong chụp ảnh món ăn.
Việc khai thác nuồn sáng cũng rất đa dạng. Người ta đôi khi có thể tận dụng ánh sáng từ khung của sổ hoặc nơi nào nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Theo đó, ánh sáng sẽ cho phép các đối tượng đổ bóng lên phần tạo ra chiều sâu về kích thước để nó không quá bằng phẳng đồng thời đem đến sự đối lập sáng tối thú vị trong bức ảnh.
- Xác định góc chụp
Chìa khóa của một bố cục Flatlay đẹp chính là góc chụp. Để có một bức ảnh chuyên nghiệp, góc máy hướng từ trên xuống dưới và song song với mặt phẳng rất cần thiết. Để thực hiện điều này đôi khi bạ sẽ cần sử dụng đến thang, bệ bước chân hoặc chân mấy chuyên dụng.
- Sắp xếp đối tượng chụp
Đối với vị trí chụp của đối tượng, thay vì đặt tất cả các đối tượng của bạn vào chính giữa bức ảnh thì hãy thử sắp xếp chúng theo các cách khác nhau. Ví dụ như để đối tượng chụp hơi tràn ra ngoài khung hình và chỉ một phần nằm trong khung hình của người xem.
- Tạo độ sâu, độ xa gần và đổ bóng tự nhiên
Khi chụp ảnh Flatlay, bạn cũng có thể tăng thêm chiều sâu cho bức ảnh bằng cách sử dụng một tấm vải làm nền, sau đó xếp lớp, tạo độ phồng ở các góc khác nhau và đặt chủ thể lên trên. Bạn có thể tìm các vật thể tự nhiên như hoa, lá, và đặt gần máy ảnh hơn để tạo cảm giác xa gần cho bức ảnh. Ngoài ra, thay vì đặt mọi thứ nằm trên mặt phẳng, bạn hãy thử dựng đứng một số đồ vật như chai, lọ,… để tạo bóng đổ tự nhiên cho bức ảnh.
- Chú ý đến bố cục và khoảng cách
Tùy thuộc vào đối tượng cụ thể mà bạn có thể sắp xếp chúng theo các bố cục khác nhau như bố cục đường thẳng, bố cục 1/3, bố cục lưới hoặc theo đường dẫn. Tuy nhiên bạn cần sắp xếp các chủ thể chụp theo một quy luật và cách nhau một khoảng nhất định để tạo ra sự hòa hợp trong bức ảnh nhé.
- Sắp xếp cân đối các đối tượng lớn và nhỏ
Bằng cách sắp xếp các đối tượng có kích thước khác nhau có thể tạo ra sự cần đối trong bố cục. Với các vật thể lớn, vừa hoặc nhỏ đan xen trong không gian phẳng vừa khiến hình ảnh bớt nhàm chán hơn lại vừa có thể làm nổi bật được chủ thể chính. Đây là một thủ thuật tuyệt vời để thử nghiệm các thay đổi trong bố cục bức ảnh.
- Tạo ra nhiều khoảng trắng giữa các chủ thể
Thay vì sắp xếp nhiều sản phẩm một bức hình, hãy xem xét chỉ lựa chọn một số sản phẩm và tạo ra các khoảng trắng bao quanh đối tượng. Theo đó, khoảng trắng có thể biến cảm giác đơn giản trở thành kịch tính hơn khi bạn đặt chủ thể chụp vào đúng vị trí cần thiết. Do đó, việc tối ưu các khoảng trắng chính là đẻ tạo ra sự đa dạng nhằm thu hút chú ý của người xem.
- Tạo ra khoảng trống để đặt logo hoặc text
Chụp ảnh Flatlay thường được ứng dụng trong chụp ảnh quảng cáo. Theo đó, bên cạnh việc làm nổi bật sản phẩm, bạn còn cần chú ý đến cách đặt logo hoặc thông điệp vào hình ảnh. Việc để lại một khoảng trống sẽ giúp nhận diện thương hiệu về hình ảnh được tốt hơn. Do đó, khi sắp đặt ảnh chụp Flatlay bạn cần lên kế hoạch để lại khoảng trống rồi thêm logo hoặc đoạn text và hình ảnh trong giai đoạn hậu kỳ.
- Phối màu trong chụp ảnh Flatlay
Lựa chọn màu sắc chủ đề là một cách tuyệt vời để làm cho đối tượng trở nên sống động hơn. Thêm vào đó, bạn lại có thể làm nổi bật hình ảnh bằng cách bổ sung các màu đối lập hoặc các màu bổ trợ trong bố cục chụp ảnh của mình.
Một quy tắc phối màu rất quen thuộc trong thiết kế đó là quy tắc 60 – 30 – 10 . Trong đó, 60% là màu chủ đạo, 30% là màu phụ nhằm hỗ trở màu chính, và 10% còn lại là màu điểm nhấn. Việc sử dụng quy tắc này sẽ giúp bạn đạt được sự cân bằng khi chủ động sắp xếp màu sắc cho ảnh chụp Flatlay.
Kết thúc
Như vậy, chụp ảnh Flatlay không chỉ yêu cầu các thiết lập ánh sáng, bố cục hoàn hảo mà còn đòi hỏi nhiếp ảnh gia phải sử dụng khả năng phối màu, chú ý sắp đặt đối tượng đến từng chi tiết nhỏ nhất. Đây không chỉ là thể loại cần đến sự tỉ mị mà thêm vào đó còn cần bạn nghiên cứu sâu về cách sắp đặt để truyền tải thông điệp qua bức ảnh. Với những hướng dẫn trên đây. Hy vọng sẽ giúp bạn chinh phục được thể loại nhiếp ảnh thú vị này nhé.